Lời tác giả: Hãy lắng nghe câu chuyện của tôi, có thể đây là cơ hội còn lại tôi kể cho bạn nghe; kể từ đây, các anh hùng và mỹ nhân của tôi sẽ bắt đầu một huyền thoại võ lâm; một cuộc phiêu lưu đã thay đổi niềm tin, tương lai, và định mệnh của họ và của cả một dân tộc….
Hồi 1: Hồng Lầu
Nam Phương một cõi không lối về
Anh Hùng, Mỹ Nhân do đâu nên?
Trần gian chung quy một cõi tình
Đời đời, viễn viễn ta yêu nhau.
Năm nghìn năm trước đây, dãy đất Nam Phương xuất hiện một dân tộc. Họ tự xưng là con cháu của Thần Nông, tôn Rồng làm cha, Tiên làm mẹ, lập nước gọi là Văn Lang, lấy họ là Hồng Bàng. Sau 18 đời vua Hùng Vương, đất nước thay đổi quân chủ tôn họ Thục kế vị, rồi đến họ Triệu thay thế Thục. Chính cuộc trong lúc hỗn loạn lại thêm mối dọa xâm lấn từ miền Bắc dấy xuống khiến tình cảnh nước nhà lúc đó điêu đứng, dẫn đến kết cục miền đất phương Nam bị đô hộ bởi giặc Trung Quốc suốt hơn một ngàn năm. Những tưởng định cuộc đã an bày, một kỳ tích đã xảy ra vào năm 542 Tây Lịch, đó là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, người đã dành lại quyền tự chủ của giặc ngoại xâm, và tự xưng nước là Vạn Xuân. Triều đại của Lý Bí dù không vĩnh tồn, nhưng đã xây dựng nền móng cho những triều đại kế thừa sau đó….
Long Biên, một dãy đất phì nhiêu màu mỡ, với bao danh lam thắng cảnh và là đất trăm hoa đua nở. Cảnh vật tú lệ và sự ấm cúng tình người tại đây đã khiến bao khách giang hồ ghé dừng chân đều quyến luyến, và ngậm ngùi. Bấy giờ là đầu mùa xuân, năm Kỷ Mùi (năm 539), đời nhà Lương Trung Quốc năm thứ ba mươi tám, tỉnh Bắc Ninh, phường Nam Quế, trai gái du ngoạn rất đông. Trong phường, phố xá đông đúc, và khu chợ nổi tiếng nhất là chợ Đồng Xuân. Chợ này có tiếng bán rượu nữ nhi hồng, và trạng nguyên gia ngon nhất trong vùng. Ngoài ra, họ còn sản xuất món nem, chả ngon nhất nước.
Nằm trong chợ Đồng Xuân, có một lầu gọi là Hồng Lầu. Gọi là lầu, nhưng thực ra đó là một kỹ viện. Lầu này danh tiếng khắp nước với những cô gái nhan sắc mặn mà, sắc sảo, chiều khách thật khéo. Ai đã từng vào đó, cứ như là mình đang lạc vào chốn thần tiên, dù là già trẻ lớn bé, không ai không thỏa mãn với đam mê nhục dục của xác thịt. Tuy vậy, vào được cửa của Hồng Lầu không phải chuyện dễ, nếu không phải là những bực cự phú, hoặc những bực vương tôn, tiền rừng bạc biển, quyền quy tột bực, e khó có thể đi vào Hồng Lầu.
Trong lầu, có một cô gái tên là Nguyễn Tố Quyên. Nàng ta có một nhan sắc chim sa cá lặn, một vẻ đẹp hoàn mỹ, thanh tao thoát tục, không một bức họa nào có thể diễn tả nổi cái đẹp ấy. Từng nghe ngày xưa Tây Thi là một mỹ nữ đẹp nhất cõi trần gian, chỉ vì một nụ cười, hoặc một cái ôm ngực của nàng có thể nghiên đảo thành trì, dẫn đến chung cuộc Ngô Vương Phù Sai mất nước thì Tố Quyên ngày nay e cũng chẳng kém nàng Tây Thi đó là bao. Cũng chỉ để được nàng vui lòng tiếp xúc, đã biết bao người tán gia bại sản, đánh nhau chết sống. Tuy là có hơi khoe khoang, nhưng sự thật rành rành ở đó. Đệ nhất cự phú là Nam Cung Sơn, cũng vì một đêm phu thê với nàng, mà tiêu tan tài sản, để rồi cuối cùng trắng tay và tự tử. Trại chủ Hắc Thủy trại cũng vì một chung rượu của nàng mà hôm sau đó đã giải tán thuộc hạ, phong kiếm quy ẩn. Quân Tử Kiếm Trần Đại Chung vì một canh giờ ngồi nghe nàng đờn, mà vài ngày sau đó, bị một bọn sát thủ ám sát, khiến đầu một nơi, mình một nẻo. Sự thật ra sao, không một ai biết, nhưng người ta đồn, nàng tuy đẹp, nhưng có số sát tinh, âu ứng nghiệm với câu tục ngữ của tiền nhân, ‘hồng nhan họa thủy’.
Nhưng dù đó là thật, vẫn có bao nhiêu anh hùng hào kiệt, vương tôn quí tộc vẫn đến với nàng. Và cũng vì tánh khí ngang tàng, bất khuất không biết chết là gì nên họ vẫn tiến thân tới. Ai cũng nghĩ là mình có số hơn người, không có gì hại họ được. Điển hình như tối nay, một vị khách đến Hồng Lầu là một đại phú có tiếng trong vùng cũng như nổi danh khắp nước. Hắn là Tây Môn Lộc. Không ai biết xuất xứ hắn từ đâu đến, chỉ biết rằng, hắn nhờ buôn bán gỗ rừng mà làm giàu. Hắn chỉ hơn ba mươi tuổi mà gia tài hắn không thua kém với những bực cự phú nào trong nước, thậm chí có thể ví tả ngoại trừ cái kho tiền kim của triều đình đem so với gia tài hắn một mười một bảy thì đủ biết sự giàu sang của hắn là bao rồi.
Đã giàu dĩ nhiên được ăn ngon, mặc đẹp. Và tiến xa hơn nữa, khi đã thỏa mãn với miếng ăn, áo mặc tất nhiên là nghĩ tới ấm cặc. Dù Tây Môn Lộc đã có ba vợ, bốn thiếp, và sáu người tỳ nữ hầu hạ hắn, nhưng hắn vẫn không thỏa mãn. Đàn ông nào không thèm của lạ, vả lại người xưa chấp nhận chủ thuyết ‘Gái phải chính chuyên, còn Trai có thể tam thê, tứ thiếp là chuyện thường’. Âu vì hồi xa xưa, người đàn ông được gọi là trung tâm của vũ trụ, nên họ cho phép đặt luât lệ đó là điều hiên nhiên. Vả lại, chiến tranh, giặc giã khắp nơi, khiến đàn ông chết trận vô số kể, vì vậy, trai ít gái nhiều, nên để cân bằng, người đàn ông được cưới nhiều vợ xem ra cũng hợp tình, hợp lý.
Trở lại câu chuyện Tây Môn Lộc, hôm nay, hắn đến Hồng Lầu dĩ nhiên chỉ với một mục đích là để ân ái với cô Nguyễn Tố Quyên, đệ nhất kỹ nữ trong nước. Tướng tá Tây Môn Lộc quả xứng đáng là một bậc hảo hán đại trượng phu. Hắn mặt điền, mắt to, mày rậm, cơ thể đồ sộ, rắn chắc. Có thể nói, nhìn hắn, ai cũng nể vì những hột kim cương chiếu sáng đươm trên áo hắn, và sợ, vì nắm đấm của hắn to như búa khả dĩ có thể đập chết người như chơi. Dĩ nhiên với một người vừa giàu, vừa lực lưỡng như vậy, có ai dại gì mà chọc vào.
Tiếp tục>>